Phong thủy học rất coi trọng quan niệm “thiên nhân hợp nhất” nghĩa là làm sao để con người hòa nhập với tự nhiên, tiếp nhận linh khí của trời đất, và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố không tốt bên ngoài. Nơi ở được như vậy mới được xem là một nơi tốt. Trong đó, “tàng phong tụ khí”, “sơn hoàn thủy bão” ( non nước bao bọc) và “chân long cư ngụ” là ba yếu tố quan trọng về phong thủy khi chọn nơi ở. “Tàng phong tụ khí” là môi trường sống tương đối ổn định, linh khí trời đất đi vào có kiểm soát, đồng thời cũng có thể lưu trữ. “Sơn hoàn thủy bão”trên thực tế cũng có tác dụng tương tự “Tàng phong tụ khí”, có điều nó nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với sông núi trong tự nhiên. Còn “chân long cư ngụ” là nơi có sinh khí thịnh vượng, người sống ở đây có thể hấp thụ được tinh hoa của trời đất nhiều nhất và không bị giới hạn, có thể thu nhận được những lợi ích lớn lao.
Văn hóa truyền thống luôn coi trọng sự ngay ngắn, trang trọng, cân đối, cho nên sân nhà, mái hiên, phòng ngủ cũng như mọi phương diện đều phải đạt những yếu tố đó và phải có trình tự rõ ràng. Nếu nơi làm nhà và nền đất có dạng hình tam giác, hoặc là do địa hình mà công trình kiến trúc phải xây dựng thành hình tam giác, có các góc nhọn, hoặc nơi ở có hình dạng phân nhánh giống chữ Y, hai bên hông trái phải ngôi nhà ở là đường cho xe vào…, như vậy đã đi ngược với nguyên tắc “tứ bình bất ổn” (bốn phía thanh bình, bốn phương ổn định).
Nền móng rất quan trọng đối với phong thủy nhà. Bởi vậy khi chọn đất cần hiểu rõ gốc gác của nó. Để đạt được mục đích này, thì tốt nhất nên hỏi thăm các nhà sử học ở địa phương. Hoặc tra tư liệu, tìm hiểu cội nguồn và những điểm đặc biệt của miếng đất. Nhưng, nếu không thể thực hiện được thì nên xem xét theo những điều dưới đây. Các mảnh đất nhiều “âm khí” đều có những đặc trưng riêng. Chỉ cần đứng giữa mảnh đất đó, cũng sẽ cảm thấy đầu óc chao đảo, trong lòng sinh ra cảm giác khó chịu. Khi đi đến mảnh đất đó, bạn có thể gặp nhiều sự cố, khiến cho lộ trình không được diễn ra suôn sẻ, đó chính là linh cảm đang mách bảo, gặp phải hiện tượng như vậy, đừng bỏ qua. Hoặc bạn thấy mảnh đất đó vốn có tên là “Miếu” hoặc“Mộ” thì phải điều tra kỹ trước khi cư trú. Nếu như gần khu vực mà bạn muốn mua nhà và đất nền đã có nhiều câu chuyện, bạn thành thù, doanh nghiệp sụp đổ, vợ chồng ly hôn, con cái chết yểu thì phải hết sức chú ý và cảnh giác. Hơn nữa người có liên hệ với nơi đó không muốn qua lại, thậm chí có dính dấp đến những vấn đề tồi tệ khác, bạn cũng phải quan tâm chú ý
Trong phong thủy học, dãy núi được ví như con rồng, đất là thịt của rồng, đá là xương của rồng, cây cỏ là lông rồng. Theo địa lý học, bề mặt trái đất phản chiếu và hấp thu ánh sáng bức xạ từ vũ trụ. Trạng thái lồi lõm của bề mặt sẽ quyết định tỷ lệ phản chiếu và hấp thu. Hơn nữa, mảnh đất được bao quanh bởi núi có mối liên hệ với tỷ lệ của sự hấp thu này. Bởi vậy những nơi có núi vây quanh là nơi nước mưa ánh sáng mặt trời luôn đầy đủ, thành phần dinh dưỡng cũng rất dồi dào, nước, cây cỏ thực vật tươi tốt, là nơi đất lành “tụ khí”. Ngoài ra còn phải phân tích tình hình cụ thể từng dãy núi. Nếu như phía sau ngôi nhà là núi cao, đá lộ ra lởm chởm, cây cối thưa thớt, giống như quái thú đầy sát khí, đem lại cảm giác khiếp sợ, hoang vu thì được gọi là “núi Liêm Trinh”, không nên chọn làm nơi ở. Một vùng đất trù phú có phong thủy tốt , phải là nơi có cây cối xanh tươi, chất nước và đất phải là dạng dinh dưỡng nhất, non xanh nước biếc, sức sống tràn trề, thích hợp với sự sinh trưởng của vạn vật. Khi chọn nơi sinh sống, nên chú ý tình trạng núi non theo ba phương diện dưới đây: Chú trọng trước thấp sau cao. Phía sau cao (nghĩa là chỗ dựa vững chắc) mới có thể an tâm. Dạng địa thế trước thấp sau cao không chỉ có lợi cho các nhân tố khí hậu như ánh sáng và thông gió, mà còn tạo một cảm giác “ôm ấp”, để thỏa mãn nhu cầu tâm lý trong tiềm thức của con người muốn được che chở bao bọc, đem lại cảm giác an toàn.Tránh xa loại hình trước cao sau thấp. Nếu như “phía trước cao” sẽ ngăn cản khí, khiến cho phía sau nhà không có nơi tựa, giống như bị treo lơ lửng giữa trời, dễ phát sinh cảm giác lo âu, tạo thành áp lực rất lớn cho tâm lý. Tránh xa dạng lòng chảo. Nếu như bốn bề đều cao hơn so với nơi ở, nước tụ không chảy, khí vận không thông, lúc đó tự nhiên gây bất lợi cho sự thông gió, hấp thụ ánh sáng và lưu thông nước, ngoài ra khí bẩn sẽ tích tụ lại không phân tán ra ngoài được, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ.
Dải núi chảy xuôi theo dòng nước, nước quấn quanh núi, chảy khắp nơi, thế núi đi thuận dòng nước chảy, có thể thấy trong phong thủy, nước đã chiếm hơn một nửa. Theo phong thủy học: “Khí là mẹ của nước, nước là con của khí, khí thuận theo nước, nước ngưng thì khí tụ”. “Nước trôi thì khí tỏa, nước hòa hợp thì khí tích tụ”, “ sông hồ lớn dài mười hay hai mươi dặm chỉ trôi đi mà không bao giờ quay trở lại, tuy có những khúc uốn lượn quanh co, nhưng đi hết một vòng mới ngoảnh lại, đây chính là long mạch kết tụ”. Từ đó có thể thấy mối quan hệ giữa chọn nơi ở và hướng chảy của dòng nước. Có câu “thủy khúc khí tụ” nghĩa là nước chảy tới khúc uốn cong, khi gần đến nơi nước bị ngăn lại, sẽ có khí tự nhiên. Do vậy, nhiều người cho rằng dòng nước chảy uốn lượn tốt hơn dòng nước chảy thẳng. Nếu như xung quanh có dòng nước chảy gọi là“kim thành bao bọc”, rất may mắn. Đối với cơ thể người, khí trường trời đất chính là ngoại khí, khí trường khí huyết của cơ thể là nội khí. Khi ba dòng khí trường, trời, đất, người, được dung hòa với nhau, sẽ rất có lợi cho cơ thể. Nếu như khí trường của sông hồ lớn chảy với vận tốc mạnh, khiến cho khí bị phân tán, được gọi là “ khí xung”, rất thích hợp để xây dựng thành thị ở bên cạnh sông hoặc hồ lớn này. Nếu như tốc độ nước chảy của sông hồ yếu, có tác dụng tương đối với độ lưu chuyển khí trường của cơ thể, sẽ chỉ thích hợp để xây thị trấn nhỏ, làng ngư dân… Cụ thể, nên chú ý những điều như sau: Đối với thành phố cảng biển, bất luận là trái hay phải, đều phải được núi vây quanh và biển bao bọc. Địa điểm thích hợp nhất là tại bên bồi tại khúc sông, tức là phía bờ có nước bao quanh ba mặt, không thích hợp đặt tại bên lở, tức bên có hình cánh cung ngược của dòng sông. Điều cần lưu ý là, cách phân chia tả ngạn và hữu ngạn là khi đứng cạnh dòng sông, nước chảy từ phía sau về phía trước, lúc này tay trái là tả ngạn, tay phải là hữu ngạn. Thông thường, người ta cho rằng: nếu hai bên bờ nước thẳng, bên phải là tốt còn trái là xấu. Bởi vì nước được ví như mạch máu của rồng, nước dung hòa thì nội khí mới tụ lại, cho nên ở những nơi có mực nước sâu thì người dân ở đó sẽ sung túc, còn như mực nước cạn thì cuộc sống của người dân trở nên nghèo nàn. Do vậy khi lựa chọn nơi ở cũng cần chú ý điểm này. Thật ra nước tốt không những quan trọng đối với phong thủy mà còn tốt cho sức khỏe. Vì vậy, cần chọn những nơi nước cố màu xanh biếc, vị ngọt và mùi thơm. Những nơi như vậy tất nhiên sẽ là nơi có lợi nhất cho sức khỏe. Nếu như nước có màu trắng, vị thanh, chạm vào có cảm giác hơi ấm, thì nơi này chỉ ở mức độ hơi thích hợp, còn nếu nước có màu nhạt, vị hăng, nơi này được cho là không thích hợp. Đương nhiên, nếu như nước có vị chua chát, thậm chí còn bốc mùi hôi, chứng tỏ đó là mảnh đất xấu.
Khi chọn địa điểm và xác định hướng nhà càn phải xét đến yếu tố địa hình, nghĩa là việc lựa chọn địa điểm phải thuận theo hoàn cảnh.Thuận theo hoàn cảnh ở đây là yêu cầu áp dụng lối sống tương đối tự nhiên phù hợp với địa hình môi trường. Sách “Chu Dịch – Quê Đại Tráng” viết “thích hình nhi chỉ” (thích hợp với địa hình mới ngưng tụ). Sách “ Sử ký – Hóa thực liệt truyện” nói: “Thái Công Vọng( Lã Vọng – Khương Tử Nha) được phong ở đất Doanh Khâu, nơi ấy đất ngập mặn, dân thưa thớt, nên Thái Công khuyến khích nghề thủ công giỏi kỹ xảo, nghề đánh cá và làm muối”, là nói về vấn đề phải biết thuận theo hoàn cảnh địa hình. Thời cổ đại, đa số người Trung Quốc tụ tập ở hướng Tây Bắc sống trong hang động. Cửa hang thường hướng về phía Nam, vừa phòng hỏa hoạn vừa chống rét, quá trình xây dựng đơn giản nhưng mùa đông thì ấm áp còn mùa hề thì mát mẻ. Do vùng đất phía Tây Nam thường ẩm ướt và mưa nhiều, lại có nhiều côn trùng gây hại và thú hoang, họ dựng thêm những nhà sàn dùng tre làm vách ngăn để sinh sống. Những kiểu kiến trúc này thường được xây dựng cạnh núi sông. Thường thì dưới sàn để trống hoặc làm nơi nuôi súc vật, trên sàn dùng để ở. Không khí bên trong lưu thông mát mẻ và chống ẩm ướt. Còn những người dân chăn nuôi ở thảo nguyên thì sống trong các căn nhà bạt, để dễ dàng di chuyển theo ngồn nước và đồng cỏ. Rất nhiều kiến trúc được bảo tồn của Trung Quốc đều là những mẫu nhà dựa vào địa hình. Ví dụ: núi Võ Đang ở Hồ Bắc vốn là một danh lam thắng cảnh của Đạo giáo.Vào thời Minh Thành Tổ, Chu Đệ phái ba mươi vạn người lên núi sửa miếu, mục đích là xây dựng bức tường và bảo điện thuận theo địa hình cao thấp của ngọn núi này. Có thể thấy, xây dựng thuận theo địa hình chính là thể hiện những phương pháp thiết thực và có hiệu quả, giúp cho công trình kiến trúc hòa hợp với tự nhiên, để đạt được trạng thái người và thiên nhiên hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.
Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Cho nên khi lựa chọn nơi ở, còn phải khảo sát môi trường khí hậu nơi đó. Cụ thể, tiểu khí trong nhà phải đảm bảo sự cân bằng cơ bản của thân nhiệt người sống trong đó, tuyệt đối không được để cơ thể phải liên tục điều tiết thân nhiệt trong một thời gian dài. Căn hộ phải đem lại cảm giác ấm áp, cùng với hiệu suất làm việc và chế độ nghỉ, ngủ ổn định, từ đó giữ cho thân nhiệt cân bằng hoặc cơ năng điều tiết nhiệt độ luôn ở trạng thái bình thường.Thông thường, thời gian chúng ta ở trong phòng khá nhiều, vì vậy chủ yếu cần đảm bảo khí hậu trong phòng luôn ở mức thích hợp, đồng thời cũng cần quan tâm đúng mức đến các diện tích phụ. Nhiệt độ trong phòng vào mùa hè khoảng 21°C- 32°C, phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất là 24°C -26°C; Do nhiệt độ trong phòng mùa hè chịu tác động bởi bức xạ mặt trời, kết cấu bao bọc, tính năng cách nhiệt và tình trạng thông gió… cũng chịu ảnh hưởng tương đối lớn, cho nên cần chọn thiết kế nội thất thích hợp và chủ yếu xác định phương hướng hợp lý, đồng thời tạo thông gió, tăng cường cây xanh, che bớt ánh sáng mặt trời, dùng máy lạnh… để đảm bảo nhà ở thích ứng với nhiệt độ mùa hạ. Nhiệt độ trong phòng vào mùa đông khoảng 19°C- 24°C. Nhiệt độ trong phòng vào mùa đông chịu ảnh hưởng chủ yếu từ khí hậu bên ngoài, kết cấu bao bọc, tính năng cách nhiệt và lượng khí thoát ra ngoài theo khe cửa sổ cùng điều kiện hấp thụ nhiệt. Thường thì kết cấu tường tương đối dày và điều kiện giữ ấm tương đối tốt, điều tiết bằng cách đóng kín cửa sổ và sử dụng thiết bị sưởi ấm. Nếu độ ẩm không khí tương đối cao, có thể gia tăng sự truyền dẫn của cơ thể để giảm nhiệt, từ đó làm cho thân nhiệt giảm xuống, giảm hoạt động nặng. Người sống trong môi trường lạnh giá rất dễ nhiễm cảm, da nứt nẻ và bị bệnh phong thấp. Ngược lại, không khí khô hanh cũng không có lợi đối với cơ thể, quá khô hanh khiến dễ mắc bệnh viêm họng. Cho nên yêu cầu đổ ẩm thích hợp trong nhà thông thường ở mức 30%- 65%.
Khi chọn chỗ ở, phương pháp thông thường là xem xét từ xa tới gần, từ ngoài vào trong, phải xem hết nơi ở mới đến căn hộ. Cho nên có câu “núi xa sông gần, lầu xa nhà gần”, nghĩa trang chùa chiền và môi trường xung quanh đều phải khảo sát thông qua phương pháp tìm mạch, dò cát và xem nước. Phải khảo sát tỉ mỉ tạo hình của các công trình kiến trúc, mật độ xây dựng, điều kiện giao thông của các tiểu khu, khoảng cách lớn nhỏ giữa các căn nhà, cảnh quan đẹp xấu và việc mua sắm có thuận tiện không, công trình cây xanh có tốt không… Bởi vì đây là những điều kiện cần. Đặc biệt không được xem nhẹ ngoại lục của ngôi nhà, dạng nền đất, kiểu nhà, hướng nhà và những vấn đề khác Ngoại lục (lộc ngoài): “lục” phát âm giống với “lộc”, nên khi chọn môi trường bên ngoài ngôi nhà có thể nói là chọn “lộc”. Tức là đường đi, lối lại… chú trọng đến các phương vị may mắn bên ngoài ngôi nhà. Nội lục “lộc trong”: là lộc ở trong nhà như nhà ăn, cửa chính, bàn thờ, nhà vệ sinh, phòng ngủ, nhà bếp,…(Trong phong thủy học cổ đại, cửa chính, giếng trời, sảnh đường, giường ngủ, bếp, cối xay… được gọi là nội lục (sáu thứ quan trọng trong nhà), là đối tượng trọng điểm trong phong thủy. Đường hẻm, nhà, miếu, cầu, cây cổ thụ, mộ được gọi là ngoại lục (sáu thứ quan trọng ngoài nhà). Trong thành phố hiện đại, mọi hình thể kiến trúc đều được quy về ngoại lục. Thí dụ: tháp nước, cột điện, ống khói, kiến trúc vách kính, tòa nhà có hình thù kỳ lạ, góc tòa nhà cao tầng, góc tường, trạm xăng, trạm biến thế, miệng hang…)
Khi lựa chọn nhà ở, không được vi phạm đến các nguyên tắc trong phong thủy học. Phong thủy có những quy định cụ thể rõ ràng cho những căn nhà không nên lựa chọn, chủ yếu là: 1. Không nên mua những nhà lầu đôi thiếu góc hoặc là những tòa nhà có hình thù lạ. 2. Không mua nhà mà vị trí hướng tây bắc phòng ngủ chính là nhà bếp hoặc là ngoài nhà có trạm biến thế lớn. 3. Không được mua nhà mà phía tây nam phòng ngủ chính là nhà vệ sinh hoặc là nơi để rác. 4. Không mua nhà mà các hướng đông bắc, tây bắc, hướng nam, hướng tây được bố trí làm nơi sử dụng các thiết bị máy móc trong một thời gian dài. 5. Không mua nhà mà hướng tây nam, hướng bắc, hướng đông phòng ngủ chính là cửa hoặc là rãnh đổ rác. 6. Người tuổi Mão không được mua nhà hướng đông, bởi có thể xung khắc với người tuổi Mão. 7. Không được mua nhà có tường bằng kính trong suốt, bởi vì kiến trúc tường chắn bằng kính chỉ thích hợp làm văn phòng, hoàn toàn không thích hợp làm nhà ở. Nếu như dùng làm nhà ở, sẽ phạm phải chữ “tả”, khiến cho tâm trí không yên, tâm tư hoảng loạn, tính tình nóng nảy, phụ nữ dễ sinh chuyện ngoại tình. 8. Không mua nhà có hai đầu cao ở giữa thấp. Trong quá trình xây dựng hay chỉnh sửa nhà, tránh xây dựng dạng trước sau hoặc hai bên trái phải cao hơn, phần giữa lõm xuống, bởi vì kiểu kiến trúc này hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ và gây cản trở vận thế của người sống trong đó. 9. Không được mua nhà có hình tròn, hình tròn là động, hình vuông là tĩnh, nhà ở nên tĩnh không nên động. Cho nên những căn nhà có kiểu kiến trúc hình tròn chỉ thích hợp dùng làm cửa hàng, không nên làm nhà ở.
Khi chọn nhà cần chú ý những kiêng kỵ sau đây: 1. Anh chị em không được xây nhà đối diện nhau. 2. Nếu muốn chọn một căn hộ biệt lập, cũng không nên chọn những căn hộ được xây trên triền dốc thoai thoải; trước cửa những căn hộ biệt lập này cũng không nên là con đường dốc, bởi vì khi đường dốc thì khí chỉ di ngang qua cửa nhà mà không vào trong, cũng không thể tích tụ tài lộc. 3. Không nên chọn những căn nhà có dòng nước uốn thành vòng cung ngược, bởi vì phản cung thủy là một bố cục thoái tài. Trường hợp tốt nhất là hình chữ S quay quanh nhà, tức là bố cục “đai ngọc quần eo”. 4. Không nên chọn cửa chính đối diện với căn hộ của người khác cộng với ở giữa không có minh đường, kiểu bố cục này không có lợi cho tài vận, hơn nữa lại không có cách hóa giải. 5. Không nên chọn những căn nhà thiếu góc hoặc trước rộng sau hẹp; vị trí cửa có thể hẹp nhưng phía sau phải càng đi càng rộng rãi, như vậy mới có thể tàng phong tụ khí (dạng nhà này gọi là nở hậu). 6. Không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác; nếu mảnh đất có đỉnh nhọn cần phải chỉnh sửa lại để được vuông vức hơn, tránh gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của các thành viên trong gia đình.
Trong phong thủy nhà có rất nhiều điều kiêng kỵ. Để hóa giải được những điều kiêng kỵ gặp phải, có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản sau: 1. Khi cửa trực xung với ban công. Cửa chính đối diện với chỗ ra ban công sẽ phạm phải bố cục “ xuyên tâm sát”,trong nhà tiền bạc khó tích tụ, đồng thời thường xuyên phát sinh việc phải phá tài. Đặt một huyền quan chắn giữa cửa lớn và cửa thông ra ban công; tại cửa chính bố trí một bể cá (hoặc dùng bình phong); Có thể bố trí cửa ra ban công thành cửa sổ, hoặc tốt hơn là treo rèm, hoặc ở ban công có thể kê đặt các loại cây cảnh để hãm bớt luồng khí xung xạ, hoặc trồng loại cây leo giàn 2. Ban công cũng không thể đối diện trực tiếp với nhà bếp, cũng có thể coi là một loại “xuyên tâm sát”, làm cho khả năng đoàn tụ nhất trí trong nhà suy yếu, dẫn đến trong nhà khó hòa thuận, hạnh phúc, chồng ngoại tình, vợ lăng nhăng, con cái không thích về nhà. Nên đặt chậu hoa hoặc trồng cây leo ngăn cách sao cho trong ngoài không thông nhau để hóa giải. Nếu là cửa đi thì nên dùng rèm che, cũng có thể đặt huyền quan ngăn cách, nhưng phải làm sao cho không ảnh hưởng đến sự đi lại, chỉ cần chỗ ban công không thông thẳng với bếp là được… 3. Không nên đặt dưới xà ngang. Nếu phía trên giường ngủ có xà ngang thì chỉ người nằm trên giường bị ảnh hưởng xấu. Nhưng nếu trên sofa là xà ngang có ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong gia đình, khiến cho thần kinh yếu, cơ thể suy nhược, hay đau đầu.Cần trang trí để che xà ngang đi. 4. Nếu mệnh kỵ Thủy, trong nhà không nên bày bể cá, nếu chỉ nghĩ rằng bày bể cá để tụ tài, mà không biết hỷ kỵ của chủ nhà có sự kỵ húy thì nên nhận biết và tránh đi. Có thể hỷ kỵ trong ngũ hành là: Hỏa kỵ Thủy, Thủy kỵ Thổ, Thổ kỵ Mộc, Mộc kỵ Kim, Kim kỵ Hỏa. 5. Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn; nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe. Không nên dùng mái che mưa, nhưng nhất định phải làm thì nên làm hình vòm, không làm hình nhọn. 6. Là bếp không nên đặt đối diện với cửa chính, cửa ra ban công, cửa nhà bếp, cửa phòng, thường dẫn đến sức khỏe không tốt và mọi việc không thuận lợi, may mắn. Có thể tại cửa bếp dùng rèm hoặc bình phong che đi. 7. Trong nhà không nên tùy tiện lắp đặt kính gương, dễ phá vỡ khí trường trong nhà. Có lúc do muốn tạo cảm giác mở rộng diện tích mà đặt kính gương, tuy nhiên nếu là phòng ngủ thì tuyệt đối không được, sẽ làm khí trường bị phản xạ hỗn loạn. Nếu bắt buộc phải đặt gương chỉ nên treo một bên tường, không nên treo cả hai bên, đặc biệt là đối diện nhau, sẽ tạo thành phản xạ. Nếu các vận dụng trong nhà đặt kính gương (phía trong tủ, trong phòng tắm, trong phòng thay đồ) nên che đậy cẩn thận sau khi dùng xong. 8. Trong nhà sử dụng cây cối chậu cảnh nên thận trọng lựa chọn. Không nên chọn loại cây có lá dài nhọn, dễ làm cho chủ nhân dính vào chuyện cãi cọ tranh chấp. Các loại cây thuộc họ Quyết và Cát Đằng là các loại cây không nên chọn, đây là các loại cây âm tính, nếu nó tươi tốt tức là trong nhà phạm vào “bất can tịnh – không sạch sẽ”. Nên chọn các loại cây có bản lá to rộng, hoặc các loại cây hoa có sức sống khỏe mạnh. 9. Nhà vệ sinh tuyệt đối không được ở giữa nhà, đây là điều rất quan trọng, bởi vì Trung Cung là khí tổng quản cả chín cung trong nhà, nên nếu để nó ô nhiễm thì tài vận và sức khỏe người trong nhà đều không tốt. Nếu như kiến trúc đã phạm vào điều này thì nên sửa đổi, còn nếu không thể sửa thì nên dọn sạch sẽ chỗ đó, bồn tắm cũng cần rửa sạch sẽ thường xuyên … 10. Kiến trúc bên ngoài cũng rất quan trọng. Mặt ngoài nhà ở đặt một vật nhỏ lên như đầu người, đây là điều đại kỵ, nó giống như một cục u máu chắn trước nhà. Đây là hình tượng không tốt, nên tránh. Nếu không đặc biệt cần thiết thì không nên tạo dựng các hình tượng như vậy.
Phong thủy tốt là “tàng phong tụ khí”. Trong nhiều hình thái của non nước tự nhiên, những nơi có bố cục lý tưởng theo “tàng phong tụ khí” là cõng âm và ôm dương, dựa lưng vào núi, quay mặt ra sông hồ. Núi phải giống như rồng vươn ra phía trước, sông hồ phải bao quanh…, là nguyên tắc cơ bản khi chọn nơi ở. Dựa lưng vào núi, quay mặt ra sông hồ nghĩa là phía sau có núi, phía trước có nước, núi nước ôm lấy nhau, động tĩnh hài hòa. Nơi ở tốt nhất là vùng trung tâm của mảnh đất được non nước bao bọc, địa hình bằng phẳng hoặc có độ dốc thoai thoải, như vậy hình thành bố cục cơ bản theo “dựa lưng vào núi, quay mặt ra sông”. Cõng âm và ôm dương, âm dương cân bằng chính là điều kiện đầu tiên và căn bản khi lựa chọn nơi ở, những tòa nhà mất cân bằng âm dương sẽ không có lợi cho sức khỏe và phát triển sự nghiệp. Ngoài “tàng phong tụ khí”, khi lựa chọn nơi ở còn phải xem xét hình dạng ngôi nhà có vuông vức cân đối hay không, bất kỳ kiểu kiến trúc cầu kỳ nào tạo ra khóc khuyết rõ cho căn hộ thì đó không phải là phong thủy tốt, cần tránh. Xét từ góc độ phong thủy học, ở nhà hình vuông có thể khiến năng lượng của khí sinh ra dòng chảy tuần hoàn cân bằng, sẽ không xảy ra nhiều tai họa hoặc tai họa bất ngờ, từ đó ảnh hưởng tốt đến sức khỏe cơ thể và tâm lý người ở.Hình dạng trang trọng, giống như một cơ thể người với thân là phòng lớn nằm lui về phía sau, hai vai là hai “phòng lớn”, hai cánh tay là hai “thân phòng”, giếng trời rộng rãi ở giữa là không gian nạp khí, bố cục này hợp với dạng “sơn hoàn thủy bão” trong phong thủy. Cho nên, chỉ có nơi nào non nước bao bọc, vuông vức cân đối mới là lựa chọn lý tưởng để xây nhà.
Người ta thường nói tới nhà ma, tức là nhà có âm khí, không thích hợp để cư ngụ. Muốn biết ngôi nhà có âm khí hay không có những cách sau: • Thứ nhất: có thể dắt một con chó cùng đi vào. Nếu như con chó biểu hiện những phản ứng khác thường, chứng tỏ có âm khí, bởi vì chó có khả năng phản ứng mạnh đối với từ trường. • Thứ hai: có thể dắt theo một đứa trẻ dưới 8 tuổi đi vào. Nếu như đứa bé đi vào trong nhà bỗng khóc liên tục, chứng tỏ nhà có âm khí.Bởi vì trẻ con thường có năng lực trời phú, đứa bé dưới 8 tuổi thiên nhãn chưa đóng, có thể cảm nhận âm khí, đặc biệt là những đứa bé dưới 3 tuổi? • Thứ ba: có thể nhờ chuyên gia phong thủy mở la bàn quan sát sự thay đổi của kim la bàn. Nếu trong nhà thật sự có âm khí, vị trí kim chỉ Thiên trì ở giữa la bàn cũng sẽ dao động bất thường. • Thứ tư: Nhận biết âm khí thông qua giác quan. Bước vào một căn nhà, nếu đột nhiên cảm thấy lạnh người, hoặc là lúc lạnh lúc nóng, thay đổi thấy thường, thì có nghĩa trong nhà này có một loại biến tướng của âm khí.
Ai cũng cần một môi trường sống thích hợp, có những cấu trúc nhà sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho người sống trong đó lâm vào tình trạng hiu quạnh, những căn nhà như vậy cần phải đặc biệt chú ý: • Thứ nhất là những căn nhà có tầng hầm tối tăm. Những căn phòng dưới tầng hầm thường rất âm u và lạnh lẽo, sống ở đó lâu sẽ dẫn đến tâm trạng không tốt, tính tình trở nên u ám, khó có vận đào hoa. • Thứ hai là trên giường chất đầy sách hoặc các vận dụng linh tinh. Bởi vì không gian trống của giường có thể hấp thụ vận đào hoa, mà khoảng không gian này lại chứa đầy sách vở và các vận dụng linh tinh, thì rất khó để thu hút được vận đào hoa. • Thứ ba là nhà chữ Khốn, tức là ở giữa nhà có một cây lớn, hình dạng tổng thể của căn nhà giống như chữ Khốn. Chẳng hạn ở chính giữa nhà có giếng trời, cây cối đại diện cho đào hoa, nhà đại diện cho đất đai, bởi vì Mộc khắc Thổ, cho nên vận đào hoa cũng biến mất • Thứ tư đó là nhà cô quả. Những loại nhà này đều rất chật hẹp, hơn nữa bốn phía đều không có nhà hoặc là phòng ngủ nằm cách xa các căn phòng khác, khiến cho người sống trong đó lâu dễ bị biệt lập hoặc xa cách với mọi người, như vậy cũng không có vận đào hoa.
Thường trong các khu dân cư, phong thủy học không khuyến khích chọn các căn hộ thuộc hướng chính nam hay chính bắc. Nguyên nhân là những căn hộ thuộc hướng này đại diện cho đời sống. Tuy nhiên, tùy theo từng khu vực có kinh độ và vĩ độ khác nhau thì tọa bắc hướng Nam nghiêng về phía đông hoặc nghiêng về phía tây đều là các hướng tốt. Các căn hộ tốt nhất được đặt theo hướng nam, đặc biệt là tây nam hoặc đông nam. Đó là vì các căn hộ có hướng tây nam hoặc đông nam, mùa hè có thể tránh được ánh mặt trời chiếu thẳng vào, mùa đông có thể gia tăng hấp thụ ánh sáng để sưởi ấm, diệt khuẩn, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm bớt bệnh tật.
Tục ngữ có câu: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”. Do đặc thù khí hậu (nhiệt đới nóng ẩm gió mùa) và vị trí địa lý khiến hướng nam (hoặc các hướng lân cận như đông nam, tây nam) là hướng thuận lợi nhất trong việc xây dựng nhà ở. Nhà xoay hướng nam buổi sáng tránh được ánh nắng chiếu vào (phía đông), buổi chiều không bị mặt trời nung đốt và nắng xuyên khoai gay gắt (phía tây), vừa né được gió nóng phía tây, lại ít bị gió lạnh phương bắc, nói lên lợi điểm tối ưu của hướng nam khi cất nhà, mở cửa đón gió, cũng là đón điều kiện thiên nhiên tốt cho sinh hoạt của con người. Các tòa thành tuy mở cửa bốn hướng nhưng cổng chính lúc nào cũng là hướng nam để đón sinh khí (ví dụ, cổng Ngọ môn có nghĩa là cửa phía Nam, “Ngọ” ở đây là phương vị nam theo trục Tý – Ngọ trên la bàn phong thủy). Ngày nay, trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật chội, những lô đất cất nhà không được hướng nam đều bất lợi cả sao? Ở đây cần khẳng định quan điểm “thích nghi với điều kiện sẵn có” để giải quyết, cách thức xây dựng và nhu cầu ở hiện đại cũng có nhiều thay đổi. Ví dụ ngôi nhà mặt chính hướng tây, nhà chuyên môn đã sử dụng các mảng che chắn để giúp giảm bức xạ gay gắt, đồng thời mở giếng trời ở các hướng đông và nam bên hông để lấy gió ngoài nhà và thoát khí trong nhà, hoàn toàn có thể chủ động để giải quyết các vấn đề về vi khí hậu trong điều kiện có thể.
Bát trạch là nhà có tượng quẻ tám phương vị là Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Về mặt phong thủy , lấy “Tam nguyên Giáp Tý”, tức 180 năm làm một chu kỳ, để tính toán thuộc tính bát quái của con người, năm sinh dựa theo can chi tuần hoàn mà có sự khác nhau. Trong đó Càn, Khôn, Cấn, Đoài được gọi là Tây tứ mệnh, Khảm, Ly, Chấn, Tốn được gọi là Đông tứ mệnh, người mạng Tây tứ mệnh thích hợp với Tây tứ trạch là Càn, Khôn, Cấn, Đoài, còn người mạng đông tứ mệnh thích hợp với Đông tứ trạch là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, không nên nhầm lẫn để tránh hung họa. Dùng phương pháp “Bát trạch” để chọn nơi ở, cần biết rõ ngày tháng năm sinh của gia chủ, phương vị cát hung của các mệnh quẻ của bốn yếu tố Dương trạch, và phải chú ý đến 4 yếu tố quan trọng khi lựa chọn như sau: 1. Cửa chính phải chọn ở phương lành. Điều này là quan trọng nhất, nhưng phải chú ý không được để “Quỷ môn tuyến” xuyên qua. 2. Phòng ngủ chính cố gắng đặt tại phương lành, và “ Quỷ môn tuyến”không được ở phía trên đầu giường. 3. Nhà vệ sinh nên đặt ở phương hung, nhưng “Quỷ môn tuyến” không được xuyên qua bồn cầu. 4. Nhà bếp, đặc biệt là bếp lò nên đặt tại phương hướng xấu, nhưng cũng không để “Quỷ môn tuyến” đi ngang qua bếp lò.
Theo góc độ phong thủy, các phương vị đều có sự phân biệt cát hung, phong thủy phương vị của ngôi nhà thường có bốn phương vị tốt và bốn phương vị xấu. Phương vị tốt nhất ta là Sinh khí, tượng trưng cho tinh lực dồi dào, sinh khí mạnh mẽ và tiền đồ xán lạn. Do đó đây là phương vị có lợi nhất. Sống ở vị trí này có thể nâng cao hiệu suất công việc, khỏe mạnh, vui vẻ và trường thọ. Vì thế không được dùng phương vị này làm nhà tắm hoặc là nhà vệ sinh, nhằm tránh làm hại đến tính tốt xấu của phong thủy.
Phương vị tốt lành thứ hai là Thiên y (Thiên y thuộc Cự môn tinh, Dương Thổ, Thượng cát), phương vị này đặc biệt quan hệ đến sức khỏe. Nếu như phương vị này tốt, bố cục hình dạng bên ngoài ngôi nhà không bị khiếm khuyết, hoặc chỉ hơi nhô ra đều có thể tránh được bệnh tật và ngăn ngừa tai họa. Cho nên phương vị này không được sử dụng làm nhà tắm. Ngay cả những người thường bị bệnh hoặc thể chất yếu, một khi sống trong ngôi nhà thuộc phương vị này, về lâu dài, có thể giúp cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
Diên niên (Phước đức) thuộc Võ khúc tinh, Dương Kim, Thứ cát. Theo nghĩa đen là phương vị giúp kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức sống và khả năng chống bệnh tật, đây là phương vị tốt thứ ba. Nếu có thể sống ở nơi này, không những giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, mà còn tăng tình cảm gia đình, vợ chồng hạnh phúc hòa thuận.
Dạng ngôi nhà lý tưởng nhất là dạng vuông vắn, không có góc khuyết hoặc hình thù kỳ dị. Vì khuyết góc sẽ ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, còn hình thù kỳ dị cho thấy người ở phương vị này rất ngang ngược. Cần chú ý là hiện nay có rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng theo xu hướng châu Âu, thiết kế có đỉnh nhọn cao. Kiểu đỉnh nhọn này nếu chỉ xuất hiện ở bên ngoài kiến trúc thì cũng không ảnh hưởng đến bố cục vuông vức bên trong. Nhưng nếu các đỉnh chóp như thế cũng được biểu hiện bên trong ngôi nhà, như trần có hình tam giác hoặc tăng thêm xà ngang, thì những căn hộ này không nên dùng làm nhà ở. Mặt khác, những kiến trúc có dạng hình tròn cũng được cho là không thích hợp. Vì những kiến trúc dạng hình tròn thường được thiết kế là lăng tẩm, mổ, đạo quán, miếu đền hoặc từ đường … thời xưa, cho nên hình dạng như vậy sẽ không đem lại may mắn.
Phục vì (Qui Hồn) thuộc Bồ chúc tinh, Âm Thủy, Thứ cát. Đây là phương vị may mắn thuận lợi tối thiểu.Muốn phát huy triệt để công dụng của phương vị này, cần chọn lựa công năng phù hợp cho ngôi nhà. Theo phong thủy, nơi này dùng để đặt cửa lớn ra vào, phòng ngủ, thư phòng… là tốt nhất, hoặc là sử dụng làm hướng cửa, hướng bàn, hướng giường, hướng bếp… đều có tác dụng tốt. Ngoài ra, còn có quan điểm rằng, nếu có thể dùng phục vì làm nơi đặt phòng ngủ và hướng giường, sẽ làm tăng khả năng sinh con trai.
Tuyệt mệnh thuốc phá quân tinh, Âm kim, Đại hung. Cũng giống như tên gọi của nó, phương vị này có thể làm hao tổn sinh mệnh, do đó nó chính là phương vị bất lợi nhất, cũng là hướng xấu nhất, là vị trí bay Phá Quân tinh. Phá Quân tinh trong ngũ hành thuộc tinh Kim, hội tụ các đặc tính của khí trường. Vị trí này có lực tự sát thương rất mạnh, người ở dễ bị trầm uất chán nản, từ đó gây ra các bệnh tâm lý, thậm chí các bệnh rất nặng. Kim có thể gây hại cho Mộc, nó còn gây hại cho con cái hoặc có khả năng làm tuyệt tự. Dương trạch nếu như phương Tuyệt mệnh mạnh, sẽ làm cho chủ nhân tính tình gắt gỏng, tinh thần bất định, ngoài vấn đề ảnh hưởng sức khỏe, còn làm tăng tính năng phát sinh sự cố ngoài ý muốn. Tên gọi “Tuyệt mệnh” của vị trí này, là do khí trường hung ác, lại vướng víu dai dẳng. Cho nên khai môn, lập hướng, đặt giường đều nên cố gắng tránh hướng này. Ở đây chủ yếu là âm khắc dương, gặp phải bệnh tật, dẫn đến vô sinh, mất tiền phá sản, thậm chí còn phát sinh tai họa.Vì thế, khi thiết kế nhà, phải cố tránh việc sử dụng sai phương hướng.
Ngũ quỷ, sao Liêm Trinh, thuộc Âm, rất xấu, gây rất nhiều bất lợi cho phong thủy, nhưng so với phương vị Tuyệt mệnh, thì có phần kém hơn, cho nên nó được xem là phương vị xấu thứ hai. Phương vị Ngũ quỷ là vị trí bay của sao Liên Trinh thuộc tính Hỏa trong ngũ hành, có khí trường hung bạo cuồng loạn, đấu tranh mãnh liệt. Nếu căn hộ được đặt ở phương vi Ngũ quỷ mạnh, gia chủ có tính thích đấu tranh, khó chịu và thô bạo, không những dễ xảy ra xung đột với người nhà, mà cả với người ngoài, hơn nữa là kích động bạo lực, thị phi, dễ gây ra tai nạn, hỏa hoạn hoặc xảy ra những việc bất hạnh khác. “Bát tự minh cảnh” có đề cập: “Ngũ quỷ tối độc, vị vị tương khắc, tai tùy vị phát, ngẩng đầu tích ứng” (Ngũ Quỷ là độc nhất, xung khắc với tất cả các hướng, hầu hết các tai họa đều xuất phát từ phương hướng này mà ra, cần kiên cường để thích ứng). Tuy Ngũ quỷ được xếp sau Tuyệt mệnh, nhưng cũng không được xem thường. Ở đây chủ yếu lấy dương khắc dương hoặc lấy âm khắc âm. Phạm phải phương vị này thường hay gặp trộm cắp, hỏa hoạn, cơ thể bệnh tật triền miên, bị kiện cáo hoặc có liên quan đến những chuyện thị phi không rõ nguyên do. Sau khi làm rõ những bát lợi này trong phong thủy, cần phải tránh nó.
Họa hại (Tuyệt thế) thuộc Lộc Tồn tinh, Âm thổ, Thứ hung, vị trí bay của sao Lộc Tồn, là phương vị xấu thứ tư. Sao Lộc Tồn thuộc tính Âm Thổ, cho nên đặc tính lắng đọng khí trường. Khí trường của vị trí này có khả năng ăn mòn lương tâm, làm sa sút chí khí, mất tinh thần phấn đấu vươn lên. Nếu Dương trạch thuộc phương vị Họa hại mạnh, chủ nhà lười nhác, việc gì cũng không chú tâm, luôn sợ sệt, nhu nhược, khó làm được việc lớn. Nếu bếp hướng vào phương vị Họa hại, tranh chấp tiền bạc, tiền vào rồi lại ra, không giữ được của cải.Cửa chính được đặt tại phương Họa hại là phương xấu, dẫn đến lộ trình của mọi thành viên trong gia đình không thuận lợi. Nên đặt xâu tiền xu Ngũ Đế dưới thảm ra vào cửa chính, để khống chế xung sát phát ra từ phương vị này.
Lục sát tinh gồm các sao Kinh Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Linh Tinh, Hỏa Tinh (gọi tắt là Kinh Đà Không Kiếp Linh Hỏa), Lục sát thuộc sao Lộc Tốn, xấu. Là vị trí bay của sao Văn Khúc, là phương vị họa hại thứ ba. Trong ngũ hành, sao Văn Khúc thuộc Thủy. Khí trường của phương vị này dâm dục tà ác, đều mang đến sự phá hoại cho hôn nhân, sự nghiệp, các mối quan hệ. Nếu dương trạch thuộc phương vị Lục sát mạnh,sẽ khiến cho người chủ nhà dâm cuồng, mê rượu chè, cờ bạc, sự nghiệp điêu tàn, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, dẫn đến mất ngủ, suy nhược thần kinh. Lục sát bất lợi cho hôn nhân gia đình. Nếu như phòng ngủ chính đặt tại phương vị Lục sát thì rất dễ dẫn đến vợ chồng đồng sang dị mộng. Không nên đặt tài vị tại vị trí Lục sát, vì phương vị này gây hại và phá vỡ tài lộc. Cần có năng lượng chính diện như ánh sáng mặt trời để có thể nâng cao vận thế cho gia đình, dẫn đường cho quý nhân vào nhà.
Trong phong thủy có một vì tinh tú, được gọi là Vong Chủng, sự tồn tại của nó dẫn đến nhiều rắc rối và tranh đấu. Nhưng nó không phải luôn nằm trong giai đoạn hoạt động, thông thường, ngôi sao này thịnh vượng nhất là vào các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Cho nên để tránh những tác động khiến cho ngôi sao này thêm mạnh hơn, cần phải kết hợp với con giáp tương ứng của nam nữ gia chủ để tìm hướng tọa sơn, nhằm tránh loại phi tinh này. Thông thường thì: • Tuổi Tý, Thân, Thìn kỵ hướng Hợi. • Tuổi Sửu, Dậu, Tỵ kỵ hướng Thân. • Tuổi Dần, Ngọ, Tuất kỵ hướng Tỵ • Tuổi Mão, Mùi, Hợi kỵ hướng Dần.
Khi chọn nhà cần phải tuân theo nhiều nguyên tắc, cụ thể như sau: 1. Theo phong thủy, hướng đất ở phía nam là tốt nhất. Cho nên phước của Dương trạch cũng ở phía nam, đức ở phía Tây. Vào cổng chính nam là Dương trạch. 2. Nếu như phía bắc nhà có sông hồ lớn, thiết kế nhìn ra hướng đó sẽ nhận được may mắn. 3. Nếu như bốn bên ngôi nhà có đập nước, bậc ruộng, rãnh nước, kênh, con đường, hồ đầm… khoảng cách cộng lại 120 bước, là có lợi. 4. Nếu như ngôi nhà có phía bắc cao hơn phía nam, gọi là trũng, cũng được xem là có đầm hồ. Ngoài ra phía đông có nước, ở tại nơi đó thì sau 5 năm sẽ được khá giả, sau 20 năm sau trở nên giàu có, còn sinh được quý tử. Nếu phía nam có dòng nước, còn được gọi là đất Ngụy, ở tại nơi đó không những có thể phú quý, mà còn tốt cho con cháu, đã phú quý, sinh quý tử. 5. Bốn phía đều cao nhà ở giữa thì thấp gọi là Vệ thổ (đất Vệ), trước giàu, sau nghèo. Nếu là quân tử sẽ may mắn, còn tiểu nhân sẽ trở thành xấu. 6. Nếu là vùng đất bằng phẳng, ở giữa hơi nhô lên, có dòng nước chảy ngang qua ở phía tây, sống ở nơi đó sẽ bị tuyệt hậu. 7. Trước thấp sau cao dọi là Tân thổ (đất Tấn), sống ở đó sẽ gặp chuyện lành. Và có dòng nước chảy phía đông nam, gia chủ sẽ phú quý, con cháu đầy nhà. 8. Bốn phía đều cao mà ở giữa thấp, còn có vũng nước, gọi là Cung địa, về phương diện con cháu và tiền tài đều rất tốt.
Để phán đoán một tòa nhà có mang đến vận may hay không, phải chú ý đến hai điểm sau: 1. Hướng nhà phải mang lại may mắn. Mấu chốt của phong thủy nhà ở là hướng tọa có mang lại vận may hay không. Nếu như hướng ngôi nhà có được hướng tốt, đón gió mát, sẽ rất thuận lợi. Ngược lại sẽ là điểm xấu. Phong thủy có câu: “Hướng thủ nhất tinh tai phúc bính, khứ lại nhị khẩu tử sinh môn” (một tinh tại hướng quan họa phúc, hai lộ đến đi là cửa tử sinh). Đồng thời phải chú ý, hướng trong phong thủy nhà ở không chỉ căn cứ theo hướng cửa đi, mà lấy hướng cửa ra vào chính của cả tòa nhà. 2. Cửa chính. Cửa chính là yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy nhà. Nếu hai mảng nghiên cứu của phong thủy là dương trạch (phần phía trên mặt đất) và âm phần (phần phía dưới mặt đất) thì “Dương trạch tam yếu” (ba yếu tố quan trọng của Dương trạch) là cửa chính, phòng ngủ của chủ nhà và bếp nấu. Trong “Bát Trạch Minh Kính” có câu: “Điều quan trọng đầu tiên trong căn nhà là cửa chính, cửa chính là nguồn khí, nạp khí chính là cát, suy khí chính là hung”, cũng có câu: “Nhìn cửa nhà để biết tốt xấu, đường để trợ giúp, hướng cửa để phân biệt”. Tóm lại, để phán đoán một tòa nhà có mang đến vận may hay không, có thể dùng phương pháp Huyền Không trong Tam Nguyên Cửu Vận để tính toán, thông thường dùng hai phương pháp sau: 1. Thu sơn thu thủy, là thu hút Linh thần và Chính thần. Ví dụ: Vận 7 (năm 1984 – 2003); Hướng linh thần – đông, thích hơn gặp thủy, nhiều tài sản. Hướng chiếu thần – tây nam, thích hợp gặp thủy, tích tụ được tài sản. Hướng chính thần – tây, kỵ gặp thủy, tài sản bị tổn thất lớn. 2. Vượng sơn vượng hướng, theo thuyết Huyền Không Phi Tinh. Ví dụ: Vượng sơn vượng hướng vận 7 cũng có thể phán đoán là tòa nhà này tọa tây hướng đông.
Ngày nay nguyên lý phong thủy vẫn được xem trọng, bất luận kiến trúc thời nay hay thời xưa biến đổi như thế nào. Nền công nghiệp phát triển, những kiến trúc cao tầng, văn phòng làm việc, biệt thự, cao ốc … được xây dựng ở khắp nơi, ngoài ra còn có những công trình thiết kế độc đáo, tuy nhiên trong việc xây dựng và sử dụng, đều không thể bỏ qua nguyên lí phong thủy học. Dưới đây sẽ liệt kê một số loại kiến trúc phạm vào nguyên lý phong thủy. 1. Xây cửa ở giữa không phù hợp với nguyên lí phong thủy. Bởi một nhà ở lí tưởng, sau khi bước vào, phải cảm nhận được sự rộng lớn sáng sủa của phòng khách và phòng ngủ, không có bất kì áp lực tâm lí nào, đem lại cảm giác háo hức và vui vẻ; bởi vậy không nên xây cửa ở giữa. Tốt nhất xây ở bên trái hay bên phải nhà. 2. Nếu cửa nằm bên trong nhà, sẽ hình thành bố cục “phẩm tự”, các thành viên trong gia đình thường xuyên cãi vã, đây là bố cục trái với nguyên lí phong thủy. 3. Cửa lớn và nhà nhỏ, khiến khí đi vào quá nhiều, cũng được xem là điều không may mắn. 4. Kết cấu bốn cửa đối nhau trong phong thủy gọi là ma môn, thành viên gia đình bất hòa. 5. Thiết kế khoảng trống ở giữa nhà, tức là ở giữa nhà có phòng khách, tài sản phân tán, nhiều bệnh hoạn và thương tật. 6. Ở vùng nông thôn hiện nay thường xây dựng các căn biệt thự có thiết kế một gian phòng nhỏ trước kính sau không ở đỉnh lầu. Khi xây dựng thêm gian phòng này, sẽ thành kết cấu hình sát gọi là nhà kiệu; dẫn đến gia đình rối loạn, sự nghiệp thất bại, dễ bị hao tài
Dựa theo phong thủy truyền thống, hình dạng tổng thể của ngôi nhà phải là vuông vức mới được xem là may mắn. Nếu như loại nhà ở xây dựng trước sau đều trống, bên lồi bên lõm, xà ngang ép đỉnh… sẽ làm cho “dây thần kinh số 6” của con người không được thoải mái,có ảnh hưởng đến sinh mạng, từ đó biến đổi vận trình của người trong nhà. Vì vậy khi chọn nhà, không nên chọn nhà có hình dạng dị thường như hình tam giác, hình chữ Y, hình đao, có góc khuyết lớn … để tránh gia vận không hung thịnh. Trong phong thủy, những ngôi nhà như thế bị cho là có điểm xấu, không những ảnh hưởng đến người khác, mà bản thân gia chủ cũng bất lợi. Khi xây dựng cũng cần đặc biệt chú ý. Hình dạng nhà ở nên vuông vức, bố cục rộng rãi tự nhiên, độ rộng thích hợp mà không trống rỗng, không những giúp cho tinh thần phấn chấn, công việc tiến triển, mà cũng có lợi cho sức khỏe người trong nhà, cuộc sống hạnh phúc.
Ngoài việc chú ý đến hình dạng của tòa nhà, màu sắc bên ngoài cũng vô cùng quan trọng. Nguyên tắc tổng thể là lấy màu trắng, màu ngà, màu vàng nhạt và vàng đậm làm màu chủ đạo, sau đó phối thêm những màu sắc lạnh như màu xanh lam, màu xanh lá, màu đen… Kị nhất là dùng màu đỏ, màu tím, màu xanh lam, màu đen, màu xám đậm, màu xanh lá… làm màu chủ đạo. Những màu chọn trên, đã được xét về thuốc tính ngũ hành của màu sắc: 1. Màu trắng, màu ngà, màu trắng gạo thuộc Kim; 2. Màu hồng, màu tím và màu đỏ nhạt thuộc Hỏa; 3. Màu thanh, xanh lục, xanh lá mạ thuộc Mộc; 4. Màu vàng, vàng đậm thuộc Thổ; 5. Màu lam, màu đen thuộc Thủy. Sau khi hiểu được thuộc tính ngũ hành các loại màu sắc, cần vận dụng phối hợp phi tinh với thuộc tính Cửu tinh. Ví dụ, phi tinh 97 hợp với hướng núi, thì không thể dùng màu đỏ, vì màu đỏ thuộc Hỏa, mà số 2, 7,9 đều là lửa tiên nhiên, mảnh đất thịnh Hỏa lại có màu đỏ của lửa xúc tác, nếu gặp những năm tháng có phi tinh 2, 3, 7, 9 đến, sẽ dễ phát sinh hoả hoạn. Nếu là phi tinh bát bạch của núi, đặc biệt kết hợp với 83, 84, thì lại thích hợp dùng màu đỏ, kỵ dùng màu xanh, xanh lá. Bởi vì Bát Bạch thuộc hành Thổ, không chỉ mang lại sự thịnh vượng mà còn được trợ giúp; mà 3, 4 đều thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ sẽ gây ra nhiều bất lợi. Cho nên có thể phối thêm màu đỏ thích hợp, để Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ để chuyển thù thành bạn, có lợi cho sao Bát Bạch. Ngoài ra, cần phải chú ý, bát vận là hầu hết các tọa sơn và hướng chính của bố cục vượng sơn vượng hướng, song tinh sẽ hướng về hướng chính của bố cục để song tinh tọa sơn…, đều là hướng bay sao Bát Bạch, cho nên đều không thể thiết kế ở cung vị này, tọa hậu, phía trước của hướng chính nên nhìn ra một khoảng cây xanh có diện tích lớn, nếu không sẽ gây bất lợi cho vượng tinh, ảnh hưởng đến sự sinh hung vượng của gia tài.
Với sự tiến bộ của xã hội công nghiệp, yêu cầu của con người về nhà ở cũng ngày càng cao, xuất hiện nhiều tòa nhà có kiến trúc đa dạng. Nhiều ngôi nhà không theo quy tắc về hình dạng. Những ngôi nhà không theo quy tắc về hình dạng ngoài việc khó bài trí, còn không phù hợp với phong thủy. Nhà ở dạng nhiều góc, về phương diện lý khí của phong thủy, hình thành hiện tượng tòa nhà khuyết góc, rất dễ khiến phương hướng may mắn của tòa nhà nằm phía bên ngoài. Nếu như đã mua nhà ở có dạng hình thoi thì trong quá trình bài trí phòng khách cần cố gắng “gọt phẳng” những góc nhọn, và tìm cách sắp xếp thành những khu vực tương trợ lẫn nhau. Bởi vì trong phong thủy học có loan đầu và lý khí, loan đầu cũng chia thành đại loan đầu và tiểu loan đầu. Đại loan đầu nghiên cứu ảnh hưởng của mạch núi, địa thế, dòng chảy và các kiến trúc. Tiểu loan đầu nghiên cứu ảnh hưởng của cách bài trí các vật dụng trong nhà. Cho nên lúc mua nhà, ngoài việc chú ý ảnh hưởng của môi trường chung quanh, còn phải chú ý đến sự ngăn phòng và cách bài trí bên trong nhà. Thông thường, bất luận là hình dạng của tường ngoài hay phòng khách, tốt nhất nên là hình vuông. Sự ổn định của hình vuông tượng trưng cho sự không lệch lạc, khí thế đường đường chính chính. Cho nên trong phong thủy học, phòng ốc phải vuông vức không khuyết mới được xem như phù hợp với phong thủy.
Khi chúng ta lựa chọn nhà ở, ngoài việc xem xét điều kiện bên ngoài của ngôi nhà, còn phải kết hợp với kiến thức tương quan của phong thủy học. Từ ngàn xưa, các vị thánh hiền thường nói: “Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy, tứ tích âm đức, ngũ độc thủ”. Có nghĩa là: Thứ nhất là sinh mệnh, thứ hai là vận khí, thứ ba là phong thủy, thứ tư là tích công đức và thứ năm là đọc sách thánh hiền. Nếu như số mệnh tốt thì cố nhiên mọi việc sẽ tốt, nếu như số mệnh không tốt thì chỉ biết trông chờ vào vận may, nếu như vận may cũng không đến, thì chỉ còn trông cậy vào sự trợ giúp của phong thủy. Phong thủy tốt, cần phải có sự phối hợp của phương hướng ngũ hành, nhưng không phải hướng ngũ hành nào cũng đều tốt cho từng người. Trước tiên phải xem phương hướng có thích hợp hay không, còn phải phối hợp với bát tự của từng người để kết luận ngôi nhà có thích hợp với bản thân hay không. Ssau đó phải biết rõ mệnh của bản thân thích hợp với loại ngũ hành nào, và có lợi cho phương hướng khu vực nào từ đó đưa ra sự lựa chọn thích hợp.
Phong thủy học xem nhà ở “trái phải có chỗ dựa” là loại nhà ở quý nhất. Bởi vì sống giữa một tòa nhà lớn, trái phải đều có tòa nhà khác, chính là trái phải có chỗ dựa. Trái phải ở đây nghĩa là làm việc gì cũng nhận được sự ủng hộ của bạn bè, quá trình phấn đấu cũng không quá gian khổ. Nếu như hai bên trái phải hơi nhô về phía trước, cũng giống như ghế có tay vịn, mà mình như đang thoải mái ngồi trên ghế. Giả sử phía trước rộng và thoáng đãng, phía sau có núi, bố cục bên trong cũng tốt, thì đây chính là phong thủy nhà ở tốt nhất trong cảnh quan đô thị. Từ trong nhà nhìn ra ngoài là một nguyên tắc quan trọng trong phong thủy học, bên trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ, phía trước là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ. Nếu như có được sự hỗ ứng của bốn phương thì đây là nhà ở quý nhất.
Hình dạng tòa nhà một mặt là vấn đề thẩm mỹ, mặt khác là phải ngăn nắp. Hình dạng trang nhã và được sắp xếp ngăn nắp không phải nói về phong cách xây dựng dạng khối như hộp diêm, mà là phải loại bỏ sự cứng nhắc, không linh hoạt. Truyền thống chú ý đến quan niệm triết học của bán cầu vòm. Nguồn dưỡng mệnh là tạo hình ngoài tròn trong vuông. Do đó, thiết kế kiến trúc cũng có thể lấy việc tạo hình tròn và hình vuông để xử lý. Trong vuông có tròn, trong cương có nhu, không những đem lại sự hưởng thụ thẩm mỹ về thị giác, đồng thời cũng ngụ ý về triết lý đối nhân xử thế.
Trong phong thủy dương trạch, có một loại “sát” đại kỵ, đó là “thương sát”. Đây là một loại sát khí vô hình, phong thủy gọi là “nhất điều đạo lộ, nhất điều thương”, tức là có một hành lang thẳng và dài nối thẳng với cửa chính ngôi nhà. Ngoài ra, ở ngoài cửa sổ có trồng trúc lá nhọn chĩa vào, cũng là thương sát. Từ cửa nhà mình, thấy có đường thẳng hoặc dòng sông đâm thẳng vào khi mở cửa sổ ra, cũng là thương sát, dễ gặp tai nạn, bệnh tật. Để phòng tránh những bất lợi này, thiết kế nhà ở và con đường hơi lệch đi một chút.
Trong phong thủy học, yêu cầu nhà ở không quá gần với nước là có lý do. Một mặt, nhà ở gần với nước, thủy lưu dễ dàng làm xói mòn nền móng nhà, cho dù nền móng có rắn chắc, nước tích tụ lâu ngày cũng sẽ dễ dàng thẩm thấu vào móng nhà, dần dần phá hoại kết cấu của nền móng, gây mất an toàn. Thậm chí, khi có mưa to hoặc bão, mực nước dâng cao, có khả năng gặp phải tai nạn như nhà ở bị ngập, thậm chí sụp đổ. Mặt khác, nhà ở quá gần bờ sông, độ ẩm quá cao, dễ sinh ra các loại vi khuẩn, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sống trong nhà. Các tòa nhà cao ốc trong thành phố hiện đại ngày nay, để tạo ra môi trường mỹ quan, thường tạo hồ, suối vây quanh tòa nhà, điều này dễ phạm phải thương sát. Nếu như mặt trước nằm ở vị trí may mắn thì có lợi cho tài vận, nhưng nếu thuộc vị trí xấu thì sẽ không tốt cho trưởng bối trong nhà. Do đó, gặp phải dạng nhà ở phía trước gần với nước phải xem xét cẩn thận.
Trong phong thủy có nói “trái phải cần có hỗ trợ”, tức là hai bên trái phải có nhà, gọi là trái phải có hỗ trợ, phía sau có nhà, gọi là phía sau có chỗ dựa. Do đó, khi chọn nhà gặp trường hợp có nhà hai bên thì chọn chính giữa, gặp phải loại trước sau có nhà thì chọn dãy trước. Ngoài ra, nếu như một dãy chỉ có hai tòa nhà, là nữ thì chọn lầu trái, nam thì chọn lầu phải. Trái phải ở đây nghĩa là chia ra theo hướng cửa lớn của tòa nhà. Thế nào gọi là người phụ nữ chọn hoặc người nam chọn? Chính là xem người nào bỏ tiền ra mua, người nào có vai trò chủ đạo. Nữ giới chọn lầu bên trái, hay bên phải còn một tòa nhà, bên phải thuộc về phía nữ, cho nên càng gia tăng sức mạnh của nữ giới, nam giới chọn lầu phải cũng cùng một nguyên lý như vậy.
Tòa nhà cao đơn độc sẽ đem lại cho con người một cảm giác không an toàn, không nơi nương tựa. Như thế bất kỳ sóng gió và thất bại nào cũng một thân một mình hứng chịu. Tòa nhà cao đơn độc rất dễ gây sự chú ý của mọi người, có khả năng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công của các thế lực phá hoại. Do đó, trong trường hợp một hang hoặc một dãy nhà, nếu có một tòa nhà cao đơn độc, những nhà khác đều thấp thì không nên chọn tòa nhà này.
Sống lâu dài trong những ngôi nhà được xây theo hình chữ thập sẽ dẫn đến hao tài, cũng không tốt cho sức khỏe. Do đó, tòa nhà không nên được xây dựng theo hình dạng thập tự giá
Có một số tòa nhà sau khi được xây dựng xong, nhìn từ xa, luôn luôn thấy một hình dạng nào đó mà nó gợi ra. Một số phạm vào nguyên tắc phong thủy, một số gây nên sự chú ý, không nên lựa chọn. Dưới đây sẽ liệt kê ra một số loại không nên lựa chọn: 1. Không nên chọn lầu dạng chữ “U”. Bởi vì hình chữ U giống như chữ vong, có tác động xấu. 2. Không nên chọn lầu dạng chữ “khẩu”. Bởi vì nhìn lên rất giống người ở trong giếng, gia chủ không thể phát tài phát lộc được. 3. Không nên chọn lầu dạng chữ “T”, vì ở đó không thể nạp gió tích khí, gia chủ sẽ bần hàn. 4. Không nên chọn lầu dạng chữ “T”. Bởi vì lầu dạng này gia chủ khó được phú quý.
Nếu như có điều kiện, tốt nhất nên chọn ở lầu hướng chính. Gọi là lầu hướng chính tức là chính nam chính bắc, chính đông chính tây, chính tây bắc đông nam, chính đông bắc tây nam. Nói cách khác, là tọa nam hướng bắc và tọa bắc hướng nam, tọa đông hướng tây và tọa tây hướng đông, tọa tây bắc hướng đông nam và tọa đông nam hướng tây bắc, tọa đông bắc hướng tây nam và tọa tây nam hướng đông bắc.
Để nói phong thủy của phòng và phong thủy của cả tòa nhà cái nào quan trọng hơn, nói chung là vị trí phong thủy của cả tòa nhà cũng sẽ quan trọng hơn một chút. Bởi vì nếu phong thủy của cả tòa nhà không tốt, thì cho dù kết cấu phương hướng của căn phòng mình ở rất tốt thì môi trường chung cũng sẽ không được lý tưởng. Mà phong thủy của tòa nhà lại chú trọng ở địa thế cao thấp hai phía trước và sau, phương hướng của hoa viên, sự phối hợp của hai bên trái phải và khí lưu được hình thành giữa các tòa nhà, những yếu tố này đều ảnh hưởng rất lớn và là việc khó có thể thay đổi được. Trước tiên phải lựa chọn môi trường có địa thế bằng phẳng thoáng rộng. Những tòa nhà được xây dựng trên sườn dốc không những không có tính ổn định, lại còn mang ý nghĩa hao tài, ly tán.
Sau khi chọn nhà xong, điều cần cân nhắc tiếp theo là cửa ra vào của tòa nhà. Khi cân nhắc cửa chính cần lưu ý những vấn đề sau: 1. Cửa ra vào là cửa khẩu nạp khí của cả tòa nhà, cửa ra vào không nên đặt ở khúc quanh của đường đi. 2. Cửa của hai tòa nhà không được đặt chính diện nhau, tức cửa đối diện với cửa. 3. Cửa ra vào không nên đối diện với góc nhọn của một kiến trúc khác. 4. Cửa ra vào không nên bị che khuất. Nhìn ra ngoài nên có được ánh sáng rộng rãi chan hòa, không nên bị vật thể khác che khuất. 5. Bước ra cửa không được lên dốc. Con đường bên ngoài cao hơn mặt nền trong nhà, một khi trời mưa dễ bị nước tràn vào. 6. Cửa ra vào không nên mở ra góc tối. Góc tối dễ sản sinh gió xoáy, không tốt cho sức khỏe.
Phong thủy bao quát phải xem xét mạch ra vào của sơn thủy, cũng là hướng đi và thế đi của sơn long và thủy long. Ngoài ra cần chú ý đến hình sát phương hướng Thanh Long và Bạch Hổ. Rất nhiều người biết câu “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”, hướng đông là Thanh Long, hướng tây là Bạch Hổ. Thanh Long đại diện cho cát thần và quý nhân, Bạch Hổ đại diện cho hung sát và tiểu nhân. Nhưng không ít người thích chọn nhà ở phía bên trái, cho rằng như vậy là chiếm được đầu Thanh Long, trên thực tế là một sai lầm lớn. Bởi vì không có hiểu biết rõ rang về khái niệm “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”, dẫn đến việc vận dụng vào thực tế sai sót. Ở đây phải nói đôi chút về việc phân biệt “vị trí Thanh Long” và “vị trí Bạch Hổ”. Nếu đứng ở vị trí chính giữa của tòa nhà tọa bắc hướng nam, và mặt tiền theo hướng nam, vậy thì bên trái (tức hướng đông) chính là hướng Thanh Long, và bên phải là hướng tây chính là hướng Bạch Hổ. Trong khi chọn vị trí, không nên chọn phía bên trái, mà nên chọn vị trí trung tâm hoặc hơi nghiêng về bên phải. Tại sao lại như vậy? Thanh Long và Bạch Hồ vốn dĩ là một đôi oan gia luôn đối đầu nhau, nếu Bạch Hổ mạnh hơn Thanh Long là điềm xấu, chỉ khi sức đối kháng của Thanh Long và Bạch Hổ cân bằng mới là điềm lành. Nếu Thanh Long hơi mạnh hơn Bạch Hổ, thì càng tốt. Do đó, những căn hộ có vị trí như trên, nếu như bên trái không còn căn hộ nào, trở thành bố cục “phạm Bạch Hổ”, sẽ không may mắn. Nếu như ở vào bố cục này, có thể thiết kế một hòn non bộ ở bên trái nhà, hoặc đặt một con rồng xanh để hóa giải
Khi lựa chọn nhà ở cần chú ý những điều sau: Hai bên trái phải đều có nhà, thì nên chọn chính giữa, nếu như trước sau đều có nhà, thì nên chọn dãy trước. Bởi vì nếu như hai bên trái phải đều có nhà, xem như nhận được sự hỗ trợ từ hai phía trái phải, phía sau có nhà gọi là sau lưng tựa núi. Đương nhiên trong cuộc sống thực tế, luôn luôn xuất hiện các bố cục không như mong muốn của con người. Ví dụ một dãy chỉ có hai tòa nhà, vậy hì nên chọn bên trái hay bên phải? Trong trường hợp cả dãy nhà chỉ có hai khối nhà thì nữ giới nên chọn dãy trái, nam giới nên chọn dãy phải. Bởi vì phía nữ chọn lầu trái, bên tay phải còn một tòa lầu, bên phải nghĩa là phái nữ, như vậy sẽ gia tăng sức mạnh của nữ giới. Phía nam chọn lầu bên phải, bên trái còn một toàn lầu, bên trái là chỉ về phái nam, như vậy cũng sẽ tăng thêm sức mạnh của nam giới. Có một phương pháp rất đơn giản để phân biệt bên trái và bên phải như sau: dựa người vào cửa chính, sau đó phân ra hai bên trái phải. Còn về việc tại sao gọi là nữ chọn trái nam chọn phải, cần xem xét người nào đã bỏ tiền mua, như vậy người đó sẽ có vai trò chủ đạo.
Một số nhà phong thủy học cho rằng có thể dựa vào con vật bản mệnh để lựa chọn căn hộ thích hợp cho mình, cách chọn như sau: Những người tuổi Hợi và tuổi Tý nên chọn những căn hộ thuộc tầng lầu có số đuôi là 1, 4, 6, 9… Ví dụ như: các căn hộ thuộc tầng 11, 14, 16, 19 và 21, 24, 26, 29… Những người tuổi Sửu, Thìn, Mùi và Tuất nên chọn những căn hộ thuộc các tầng lầu có số đuôi là 2, 5, 7, 10… Những người tuổi Dần, Mão nên chọn những căn hộ thuộc các tầng lầu có số đuôi là 1, 3, 6, 8… Những người tuổi Tỵ, Ngọ nên chọn những căn hộ thuộc các tầng lầu có số đuôi là 2, 3, 7, 8… Những người tuổi Thân, Dậu nên chọn những căn hộ thuộc các tầng lầu có số đuôi là 4, 5, 9, 10… Ngoài ra, nêu như trong nhà có nhiều người với nhiều con giáp khác nhau, thì nên lấy tuổi của chủ hộ làm chuẩn, hoặc dựa theo tuổi của người có khả năng chi trả mọi chi phí sinh hoạt chính trong nhà làm chuẩn để lựa chọn. Chỉ cần biết được năm sinh và con giáp của bản thân, sau đó lại căn cứ theo thuộc tính ngũ hành của con giáp, phối hợp với luật sinh khắc trong nguc hành thì có thể chọn được tầng lầu thích hợp.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm trong việc lựa chọn thứ tự tầng lầu. Ví dụ như, những tầng lầu có con số sáu và tám được rất nhiều người ưa chuộng, bởi vì hai con số này hàm ý sự may mắn. Một ví dụ khác, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương nên nhiều người tránh chọn tầng 13. Ngoài ra, dó cách phát âm của số 14 trong tiếng Hoa, nên nhiều người cũng kiêng kị. Bởi vậy khi thiết kế số thứ tự của các tầng lầu, nhiều thiết kế đã có sự biến hóa linh hoạt, thang máy khi đến tầng 13, 14 thì con số hiển thị lại là “66” hoặc “88”.
Hình dạng căn nhà ở tốt nhất là vuông vức, bởi vì những căn hộ như vậy mới có thể hấp thu được sức mạnh ổn định của bốn loại khí trường lớn trong ngũ hành. Nếu nhà bị khuyết một góc hoặc có hình dạng không bình thường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và thị giác của những người sống trong ngôi nhà. Điều này còn làm mất cân bằng dòng khí trong ngôi nhà, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà khuyết góc Đông: ảnh hưởng không tốt đến con trai cả. Nên trồng hoa hoặc treo đôi uyên ương, hoặc viết chữ “Chấn” ở đó. Ngoài ra, có thể nuôi thỏ hoặc treo thỏ ngọc ở đây Ngôi nhà khuyết góc Đông Nam, chủ nhà thường gặp nhiều thất bại trong cuộc sống, dương khí của ngôi nhà bị suy giảm. Nên trồng cây, hoa hoặc treo hình con rồng để hóa giải Ngôi nhà khuyết góc phía Nam: Ảnh hưởng không tốt đến con gái thứ. Nên đặt ngựa đá hoặc đồ chơi màu đỏ vào đó để hóa giải. Ngôi nhà khuyết góc Tây Nam: Ảnh hưởng xấu đến nữ gia chủ. Nên đặt dê đá, ấm trà màu tím vào đó để hóa giải. Chú ý, nếu nữ gia chủ cầm tinh con dê thì không nên đặt dê đá, lúc này nên chọn bình trà tử sa hoặc đồ gốm. Ngôi nhà khuyết góc Tây: Ảnh hưởng xấu tới con gái út. Hãy đặt vào đó một con gà đồng để hóa giải. Ngôi nhà khuyết góc Tây Bắc: Ảnh hưởng xấu đến nam chủ nhân. Nên đặt chó đá hoặc chó đồng để hóa giải. Ngôi nhà khuyết góc Bắc: Ảnh hưởng xấu đến con trai giữa. Nên xây bể cá cảnh hoặc treo tranh “Chung Quỳ chiêu phúc” để hóa giải. Ngôi nhà khuyết góc Đông Bắc: Ảnh hưởng xấu đến con trai út, Nên treo đồ sứ có hình “Mục đồng cưỡi trâu” để hóa giải.