Mười hai tuổi tôi được đại sư Minh Kính truyền cho tử vi, tướng số. Lên đại học lại tiếp tục tầm sư học đạo, nghiên cứu về bát trạch, huyền không, kinh dịch...rồi bôn ba nhiều công việc khác nhau. Suốt 20 năm tư vấn, thực hành và trải nghiệm trên nhiều lĩnh vực, đúc kết và đối chiếu với khoa học hiện đại, tôi lại càng kinh ngạc bội phần với trí tuệ người xưa. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngọn nguồn, lại nhiều dị bản, đa số bán tín bán nghi về mối liên hệ mật thiết giữa con người và vũ trụ, vô tình bất kính với trời đất, trái lẽ âm dương, nên không được bình an, hạnh phúc… Sau nhiều lần trăn trở, tôi đã thành lập Viện Phong Thủy Hoàng Gia Việt Nam để phổ cập những kiến thức căn bản chánh tông, loại bỏ những dị đoan tiêu cực, đồng thời hướng dẫn thực hành, để bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. Với lòng nhiệt thành tri ân tạo hóa và phương pháp truyền tải dễ hiểu, các lớp học của tôi từ cơ bản, nâng cao đến chuyên sâu vẫn thường kín chỗ, thậm chí có nhiều nhân vật đặc biệt cũng tìm tới để được cố vấn.
Phong thủy có thể là mảnh ghép cuối cùng để bạn chấm dứt những ngày bế tắc, mang lại bình an, thịnh vượng. Sau 30 tuổi, gánh nặng lập thân dựng nghiệp trĩu vai con người. Những bất an thu nhập, lo lắng cho gia đình, con cái học hành, xây nhà dựng cửa, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi... đã chiếm gần hết thời gian và sức khỏe. Đây cũng là lúc sức vai còn trẻ nhưng có mấy người đạt được ước mong, trầy trật nhiều lần vẫn không toại nguyện. Bấm chí quyết tâm, học hành chu đáo vẫn nuôi hoài bão "nhân định thắng thiên".
Thời gian thấm thoắt, đã ngoài 40, những sứ mệnh thời 30 vẫn còn dang dở, lại gánh thêm trọng trách phát huy truyền thống cha ông, chấn hưng gia tộc, phát triển nhân đinh, sửa sang mồ mả... Đến tuổi trung niên, chí còn chưa nản, khởi nghiệp tới lui, có lúc tưởng chừng quả chín trong tay thì bỗng nhiên đổ vỡ. Lên lên xuống xuống chỉ số ít bứt phá thành danh, còn số đông vẫn ngậm ngùi làm lại. Đến lúc này thì tư tưởng "nhân định thắng thiên" cũng đã phần nào lung lay, bắt đầu mơ hồ đặt ra câu hỏi "thế nào là số phận?".
Nháy mắt năm lại mười năm, sang tuổi ngũ tuần, kẻ thành danh thì lo giữ gìn cơ nghiệp, người thất bại thì đau đáu chuyện cháu con, làm sao cho không lặp lại những gì trước đó, ít nhiều cảm thấy bất lực, có nhu cầu nương tựa tổ tông, trời đất. Tâm huyết còn lại dành hết cho hậu sinh, mong sao được trời thương, tổ đãi. Trên những nẻo đường tìm kiếm kim cổ vị lai, gạt đi những u mê giả dối, lại gặp được âm dương, ngũ hành, can chi, sinh khắc... thật là sáng tỏ nhiều điều, mừng vui lắm lắm. Những học viên của tôi đa số đều bắt đầu như vậy http://www.daotaophongthuy.vn/. Đầu tiên tôi vẫn trao đổi với với vấn đề Phúc Đức và Giàu Có.
PHÚC Ở QUANH TA
Trong các giờ tôi cho viên phong thủy thảo luận về chủ đề xoay quanh chữ “phúc”, đa số đều thấy nó rất gần gũi mà lại khá xa xôi, như đâu đó quanh mình nhưng mơ hồ khó nắm bắt, khó phác thảo được chân dung, khó định nghĩa bằng từ ngữ. Vậy phúc là gì? Muốn hưởng phúc phải biết phúc. Không biết phúc thì làm sao hưởng? Nếu nghĩ dốt là khổ, thông minh chính là phúc. Nếu nghĩ nghèo là khổ, giàu có chính là phúc. Nếu nghĩ yếu là khổ, khỏe mạnh chính là phúc. Nếu nghĩ buồn là khổ, vui vẻ chính là phúc. Nếu nghĩ xấu là khổ, xinh đẹp chính là phúc. Nếu nghĩ mồ côi là khổ, còn cha mẹ chính là phúc. Nếu nghĩ vô sinh là khổ, có con chính là phúc. Nếu nghĩ độc thân là khổ, có vợ chồng chính là phúc. Nếu nghĩ đói rét là khổ, no ấm chính là phúc. Nếu nghĩ binh đao là khổ, thái bình chính là phúc. Nếu nghĩ lạc hậu là khổ, tân tiến chính là phúc. Nếu nghĩ dị đoan là khổ, tiếp nhận khoa học chính là phúc... Suy cho cùng, "biết đủ" chính là phúc.
Phúc từ đâu mà ra? Muốn có phúc phải "tích đức". Đức là gì? Đức hy sinh. Đức chăm chỉ. Đức nhẫn nhịn. Đức thương người. Đức hiếu thảo. Đức lễ độ. Đức vị tha. Đức tuân thủ luật pháp. Đức hành xử xã hội...Bản chất của đức là những thói quen tốt. Tích đức là gieo hạt. Gieo hạt thì cần có thời gian, chăm chút, từ từ. Vậy cần phải bao lâu mới có được phúc? Nhanh chậm tùy người, tùy tâm mà chuyển, vì phúc là quả, đức là hạt. Có cách nào làm tắt không? Làm việc thiện là một cách gieo tốt. Vận động người khác làm việc thiện lại còn tốt hơn. Tự mình hành thiện thì mới kêu gọi được người khác hành thiện. Thực hiện cả hai việc đó là rút ngắn được quá trình thu hoạch. Nhưng phải làm từ tâm, không thể bỏ tiền ra để mua phúc. Có như vậy mới bình an vì bình an là gốc của phúc. Hình như kinh Thánh cũng viết "Vinh danh Thiên Chúa trên trời/ Bình an dưới thế cho người Thiện tâm" - Làm sao có thể tìm được cảm giác bình an nếu tâm còn chưa thiện? Nếu tích đức là gieo hạt thì phúc chính là hoa thơm, là trái ngọt. Hưởng phúc là ăn trái ngọt đó... Có phải vậy không?
Viết đến đây tôi chợt nhớ lời nhà văn Mỹ Hellen Keller “tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”.
BÍ MẬT GIÀU CÓ THEO LUẬT NHÂN QUẢ
Trước hết cần lưu ý rằng, nhân - quả là luật của vũ trụ, chi phối mọi thứ, bao trùm tất cả, các tôn giáo không tự nghĩ ra luật này mà chỉ là truyền tải luật của vũ trụ tới con người dưới dạng kinh pháp mà thôi. Karl Marx là nhà triết học duy vật biện chứng, trong những khám phá của ông có cặp phạm trù nổi tiếng “lượng – chất”, đủ về lượng thì nhảy về chất. Đó là một phát kiến vĩ đại cho loài người nhưng cũng chỉ là một phần nhỏ luật nhân quả mà thôi. Luật nhân quả mà tôi đề cập ở đây, nó bao gồm nhưng không giới hạn bởi luật nhân quả trong Phật giáo. Theo luật này, có ba nguyên tắc để giàu có, đó là: tích cực cho đi, chăm chỉ sáng tạo, nâng cao trí tuệ.
Tích cực cho đi: Thứ nhất là vật cho. Bố thí càng nhiều thì tài sản càng tăng. Người nghèo khó mà giúp kẻ cơ hàn thì sẽ được thoát nghèo. Người dư giả mà giúp kẻ khó khăn sẽ trở nên giàu có. Thứ nhì là cách cho: Cho mà không tôn trọng người nhận thì sau này được Phú mà không ai Quý, ít được thương yêu. Dâng cúng cho bậc chân tu mà lòng còn tiếc rẻ thì sau này sẽ Giàu mà không Sang, lúc nào cũng khắc khổ. Làm phước mà không tu thân thì giàu có nhưng tham vọng, tu thân mà không làm phước thì khổ cực suốt đời. Bố thí với tâm cầu phước báo thì giàu nhưng bản ngã lớn. Tích cực đắp đường bắc cầu thì sung túc đủ đầy.
Chăm chỉ, sáng tạo: Người chăm chỉ làm việc nhưng không chịu động não thì chỉ đủ ăn, giỏi lắm thì dư dật chút ít. Người tích cực suy nghĩ, tính toán cân đo nhưng không chịu bắt tay thực hiện thì cũng chỉ là dạng hủ nho hoang tưởng, thi thoảng uốn lưỡi kiếm dăm bữa cơm, rồi cũng không thể giàu có được. Người vừa lười suy nghĩ, lại biếng thực thi thì chỉ là nằm chờ sung rụng, số tốt mấy rồi cũng đến ngày mạt vận hoang tàn. Người vừa nỗ lực lao động lại sáng tạo không ngừng thì sớm muộn cũng công danh hiển đạt, phú quý vinh hoa. Lười biếng lao động hay lười biếng suy nghĩ đều không thể giàu có. Đừng đổ lỗi cho số phận khi chưa làm hết khả năng.
Nâng cao trí tuệ: Con người được tạo ra để thử thách và phát triển theo ý của trời. Người làm tốt sẽ được thăng cấp, tức là đổi vận khá hơn, người làm sai sẽ bị giáng cấp, tức là chuyển sang vận kém. Muốn làm tốt cần phải không ngừng nâng cao trí tuệ. Muốn nâng cao trí tuệ thì cần lưu ý mấy quy luật sau: Cẩn thận trong từng việc nhỏ nhặt sẽ thông minh lên dần dần. Sống chân thật sẽ biết được sự thật, trí tuệ sẽ không được tăng lên khi sự thật bị dối trá. Biết được điều hay lập tức dạy người không giấu diếm, sau ngày học một biết mười, kiến thức uyên thâm, ngày càng tinh tấn. Khiêm tốn sẽ làm tăng sở trường. Kinh người dở, dập người tài, lừa gạt người ngu, không ngăn kẻ xấu sẽ trở nên đần độn, mất trí, tai biến, tiêu tan năng lực.
(còn nữa)
Phần 1: Con người - những kẻ nhỏ ngoi trong vũ trụ https://bom.to/ZmveJK
Phần 2: Muốn sống - phải tuân theo luật thiên, luật địa, luật nhân https://bom.to/VEtkhe
Phần 3: Số phận là gì? https://bom.to/i3IveU