Tại sao nên cúng giao thừa ngoài trời?


Sao Mộc hay còn gọi là Mộc Tinh, là ngôi sao lớn nhất trong hệ Mặt Trời, đường kính của nó gấp khoảng 13 lần và khối lượng hơn 300 lần so với Trái Đất. Nếu như Trái Đất chỉ có một tiểu hành tinh xoay quanh là Mặt Trăng thì sao Mộc có đến 600 tiểu hành tinh xoanh quanh như vậy. Vì thế, Mộc Tinh như một dũng tướng oai phong với đoàn tùy tùng đồ sộ. Bằng trường khí cực mạnh của mình, Mộc Tinh như một cơn bão khổng lồ chạy quanh quỹ đạo của nó.

Điều đặc biệt là Mộc Tinh đi hết một vòng Mặt Trời mất đúng 12 năm, mỗi năm di chuyển đến một trị trí trên đường hoàng đạo, ứng với vị trí của 12 địa chi từ Tý đến Hợi. Người xưa cho rằng, tùy vào vị trí của Mộc Tinh trên quỹ đạo ứng với địa chi nào thì vũ trụ sẽ phân công một vị quan phụ trách cho năm đó, gọi là Quan Hành Khiển Thập Nhị Chi Thần hay còn gọi là Thái Tuế Tinh Quân. Bên cạnh mỗi vị Quan Hành Khiển là quan văn, thi hành mệnh lệnh Ngọc Hoàng, trên có thể sai khiến quỷ thần, dưới có thể thống lĩnh nhân gian, thì còn có sự trợ giúp của của vị quan võ gọi là Hành Binh và vị Phán Quan chuyên ghi chép mọi hành vi tốt xấu của từng nhà, từng người để cuối năm tâu lên Thượng Đế. Ngoài ra, còn có hàng vạn thiên binh thiên tướng được nhà trời sai đi giám sát.

Kết quả hình ảnh cho mộc tinh"

Vương hiệu của 12 vị hành binh, hành khiển, phán quan cụ thể như sau:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Giao thừa là lúc quan mới đến nhận chức, quan cũ bàn giao nhiệm vụ, hai quan hành khiển dẫn thiên binh thiên tướng, tuần qua một lượt các nhà. Nếu gia chủ chuẩn bị sẵn một lễ để nghênh đón Thái Tuế vào tiết giao thừa thì các Ngài sẽ chứng, giúp cho một năm mạnh khỏe, thịnh vượng, an lành.

Lưu ý rằng, giao thừa bắt đầu từ giờ Tý. Gia chủ có thể bắt đầu cúng trong khoảng từ 11h đêm đến 01 giờ sáng, chứ không nhất thiết phải đợi đến 0 giờ mới thực hiện. Lễ đón các quan hành khiển được cúng ngoài sân hoặc hiên nhà. Không cần lễ lạt cầu kỳ nhưng nên có tối thiểu hoa, đăng, trà, quả, nước, kẹo nhiều màu, đặt trên một cái mâm, bố trí sao cho khi hành lễ thì mặt người quay về hướng Nam là được. Thực tế nhiều người chưa biết nên khấn ngoài trời thế nào, việc này mỗi người có một khả năng nhưng cần lưu ý ba điều quan trọng.

Một là cần phải kính thưa cho đúng, nếu không thuộc tôn hiệu các quan hành khiển thì chỉ cần gọi Cựu niên hành khiển, Tân niên hành khiển, chí đức tôn thần, thiên binh thiên tướng cùng Thành Hoàng Bản Cảnh, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

Hai là cần nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hưng thịnh, đất nước phú cường, rồi mới đến khấn nguyện cho gia đình và bản thân.

Ba là, như nười xưa đã nói “trên đầu ba thước có thần linh” chỉ cần tâm khởi là thần biết, nên nhất nhất phải có sự thành kính sâu xa, thân tâm khẩu phải thống nhất giãi bày, thật thà chính trực, thì phép nhiệm màu sẽ sớm được ban. Nếu người nào cố tình đánh tráo lý do, mưu cầu bất chính, hối lộ thần linh thì chẳng những không được ban ân mà còn bị thánh nhân trừng phạt.
---
Đón đọc bài sau: Hướng dẫn cúng giao thừa Tết Canh Tý
Phong thủy Nguyễn Hoàng